Lưu ý khi thực hiện Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý Chi phí đầu tư xây dựng

Ngày 09/02/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Theo đó, Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (ngày 09/02/2021) và thay thế Nghị định 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Một số lưu ý khi thực hiện Nghị định 10/2021/NĐ-CP như sau:

Thẩm định, phê duyệt chi phí chuẩn bị dự án

  • Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án hoặc chủ đầu tư (trong trường hợp đã xác định được chủ đầu tư) tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt dự toán chi phí chuẩn bị dự án.
  • Chi phí chuẩn bị dự án gồm chi phí để thực hiện các công việc: khảo sát xây dựng; lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có); lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án.

nghị định 10/2021 nd cp, nghị định quản lý chi phí đầu tư xây dựng, thẩm định dự toán chi phí xây dựng, thẩm tra công trinh

  1. Xem thêm: Thẩm định giá trị dự án đầu tư
  2. Xem thêm: Thẩm định giá dự án công trình trên toàn quốc

Thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí các công việc chuẩn bị để lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở

  • Chủ đầu tư thẩm định dự toán chi phí các công việc chuẩn bị để lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và các chi phí tính chung cho cả dự án. Trường hợp dự toán các chi phí này đã được phê duyệt trong tổng mức đầu tư xây dựng, chủ đầu tư xem xét quyết định việc chuẩn xác lại nếu cần thiết. Trường hợp thuê tư vấn nước ngoài thì thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí thuê tư vấn nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định này.
  • Chủ đầu tư phê duyệt dự toán chi phí các công việc chuẩn bị để lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và các chi phí tính chung cho cả dự án.

Dự toán xây dựng công trình

  • Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để xây dựng công trình được xác định theo thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
  • Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư xác định tổng dự toán để quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong trường hợp cần thiết (không bắt buộc phải lập tổng dự toán như Nghị định 68).
  • Thẩm quyền thẩm định dự toán xây dựng công trình được thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng và Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
  • Thẩm quyền phê duyệt dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 82 Luật Xây dựng được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24, 25 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.
  1. Xem thêm: Thẩm định giá dự toán công trình xây dựng

Xác định dự toán gói thầu

“Điều 17. Xác định dự toán gói thầu

  1. Dự toán gói thầu được xác định trên cơ sở các khoản mục chi phí thuộc phạm vi của từng gói thầu phù hợp với thiết kế, phạm vi, tính chất, đặc điểm, điều kiện cụ thể của gói thầu.
  2. Đối với dự án thực hiện thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED) để triển khai hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình (EPC), dự toán gói thầu được xác định trên cơ sở các khoản mục chi phí thuộc phạm vi gói thầu xác định trên cơ sở thiết kế FEED.
  3. Đối với dự án, công trình được người quyết định đầu tư cho phép triển khai thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo từng gói thầu xây dựng, từng giai đoạn kế hoạch thực hiện dự án thì dự toán gói thầu được xác định trên cơ sở các khoản mục chi phí thuộc phạm vi gói thầu và thiết kế xây dựng tương ứng. Các khoản mục chi phí trong dự toán gói thầu được xác định như các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng công trình quy định tại Điều 12 Nghị định này, phù hợp với phạm vi, tính chất, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng gói thầu.

​​tham dinh du toan, nghi dinh 10/2021

  1. Đối với dự án đã được phê duyệt dự toán xây dựng công trình, chủ đầu tư tự xác định dự toán gói thầu trên cơ sở các khoản mục chi phí thuộc phạm vi của gói thầu trong dự toán xây dựng công trình được duyệt nếu cần thiết.
  2. Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu được xác định phù hợp với hình thức hợp đồng sử dụng cho gói thầu ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.”

Thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu

“Điều 18. Thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu

  1. Việc thẩm tra, thẩm định dự toán gói thầu quy định tại khoản 2, 3 Điều 17 Nghị định này thực hiện như đối với dự toán xây dựng công trình quy định tại Điều 13 Nghị định này.
  2. Chủ đầu tư phê duyệt dự toán gói thầu quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 17 Nghị định này để thay thế giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
  3. Chủ đầu tư tự thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 Nghị định này. Trường hợp thuê tư vấn nước ngoài thì thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu tư vấn nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định này.
  4. Tùy theo đặc điểm, tính chất của gói thầu, việc điều chỉnh các khoản mục chi phí trong dự toán gói thầu quy định tại khoản 2, 3 Điều 17 Nghị định này được thực hiện như quy định đối với điều chỉnh dự toán xây dựng công trình tại Điều 15 Nghị định này.”

​(Nguồn: VP Chính Phủ)

  • Tags:

Gửi yêu cầu báo giá

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu

0901 186 700